ỨNG DỤNG LIỆU PHÁP TẾ BÀO GỐC TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA VÕNG MẠC

Tế bào gốc không còn là khái niệm xa lạ với mỗi chúng ta, ngoài được biết đến với các lợi ích giúp đẩy lùi lão hóa, tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh tật…thì Tế bào gốc ngày nay còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả như: bại não ở trẻ, xơ gan, suy thận, tổn thương xương khớp…và các bệnh về giác mạc.

Thoái hóa võng mạc là căn bệnh đã và đang trở nên phổ biến tại mọi quốc gia đặc biệt xảy ra với người cao tuổi, người có tật khúc xạ mắt như cận thị, người bệnh tiểu đường, huyết áp cao…

1. Thoái hóa võng mạc là gì?

Thoái hóa võng mạc, đặc biệt là thoái hóa điểm vàng là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi (ngoài 50). Điểm vàng là một điểm nhỏ nằm ở chính giữa võng mạc, đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiếp nhận các tín hiệu ánh sáng để tạo ra các xung thần kinh dẫn truyền về não giúp chúng ta nhận biết được hình ảnh của các vật thể trước mắt. Tế bào võng mạc là thành phần quan trọng nhất vì nó gần như quyết định hoàn toàn mọi hoạt động của võng mạc.

Nhờ khả năng hấp thụ tia cực tím và các chất gây hại sản sinh ra trong các phản ứng oxy hóa, tế bào võng mạc giúp bảo vệ các tế bào thần kinh thị giác. Vì vậy, khi võng mạc bị thoái hóa, kéo theo các tế bào võng mạc bị suy yếu, tổn thương, sẽ làm cho các tế bào thị giác thiếu nguồn dưỡng chất nuôi dưỡng, không được bảo vệ nên dễ bị teo, chết đi.

Tình trạng điểm vàng trong võng mạc bị thoái hóa gây nên mất thị lực ở vùng trung tâm. Bệnh thoái hóa điểm vàng và các bệnh lý võng mạc nguy hiểm hầu hết đều “âm thầm” tiến triển tàn phá thị lực, nguy cơ gây mù cao, buộc phải can thiệp phẫu thuật hoặc áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị chuyên biệt – vừa tốn kém chi phí vừa phải đối mặt với nguy cơ biến chứng cao mà khả năng phục hồi rất hạn chế, thậm chí đôi khi không thể điều trị.

2. Dấu hiệu nhận biết thoái hóa võng mạc

Theo nhiều nghiên cứu, cả bệnh thoái hóa võng mạc và bệnh thoái hóa điểm vàng thường không gây ra cảm giác đau. Thay vào đó, bệnh nhân thường sẽ gặp những triệu chứng như:

  • Không thể trông thấy bất cứ vật gì ở tầm nhìn xa
  • Cần nhiều ánh sáng hơn bình thường để thấy sự tương phản như: đi xuống cầu thang, đọc chữ trên những tờ giấy có màu sắc
  • Khi nhìn vào một vật gì đó hay nhìn vào mặt của người khác, mắt thường mờ hoặc nhòe đi
  • Khi đọc sách lâu, bất giác sẽ không thấy được chữ nữa
  • Khó phân biệt được màu sắc rõ ràng
  • Khi nhìn vào tờ giấy có những lằn ca rô hay nhìn vào những lằn thẳng, mắt sẽ có hiện tượng nhìn đường lằn thẳng thành đường cong, bị uốn vòng rồi mờ đi.

Cũng vì không gây đau, nên hầu hết mọi người thường bỏ qua các triệu chứng trên, đến khi phát hiện thì các phương pháp hỗ trợ điều trị vừa tốn kém chi phí vừa phải đối mặt với nguy cơ biến chứng cao mà khả năng phục hồi rất hạn chế, thậm chí không thể điều trị, người bệnh phải chấp nhận cảnh mù lòa.

3. Điều trị thoái hóa võng mạc bằng liệu pháp Tế bào gốc

Sử dụng tế bào gốc trong điều trị thoái hoá võng mạc đã được chứng minh và được coi như một liệu pháp đầy tiềm năng trong điều trị thoái hoá võng mạc. Hiệu quả của liệu pháp được đánh giá thông qua khả năng thay thế các tế bào bị mất trong mắt hoặc giải phóng các yếu tố tăng trưởng giúp sửa chữa các tế bào thần kinh trong hệ thần kinh trung ương.

Theo con đường sửa chữa tổn thương bằng cơ chế cận tiết, các yếu tố dinh dưỡng có nguồn gốc từ tế bào gốc giúp bảo vệ tế bào thần kinh võng mạc nội sinh khỏi sự chết, đồng thời cảm ứng sự tăng sinh của các tế bào kết nối mới.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, các loại tế bào tiền thân giác mạc (RPE) được tạo ra từ tế bào gốc phôi (ESC) hoặc tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPSC) và tế bào gốc giác mạc nội sinh có thể thay thế các thụ thể ánh sáng đã mất và các tế bào biểu mô sắc tố giác mạc, từ đó phục hồi khả năng nhìn ở những người bị các bệnh về mắt. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động cũng như hiệu quả của liệu pháp tế bào khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại tế bào gốc và có thể tương phản với những kết quả thấy được trong các mô hình tổn thương hệ thần kinh trung ương khác. ESC hoặc iPSC cho thấy tiềm năng lớn để sửa chữa các tế bào võng mạc bằng cách thay thế các thụ thể cảm nhận ánh sáng đặc trưng hoặc các tế bào sắc tố võng mạc. Trong khi đó, các tế bào gốc trung mô (MSC) được coi là nguồn tế bào hữu ích trong việc tiết các yếu tố cận tiết (paracrine) giúp bảo vệ tế bào hạch của võng mạc (retinal ganglion cells) và kích thích sự tái tạo các sợi trục thần kinh trong hệ thần kinh võng mạc. Vì vậy, MSC vẫn là nguồn chính trong điều trị các tổn thương về tế bào hạch của võng mạc.

Nguồn: Ban biên tập NAVITA

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart