HÀM LƯỢNG ACID URIC TRONG MÁU TĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE NHƯ THẾ NÀO?

Tăng axit uric máu nguyên phát là một bệnh về rối loạn chuyển hóa. Tăng axit uric không chỉ gây bệnh gút (viêm khớp do gút) mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, chuyển hóa khác. Điều trị tăng axit uric nguyên phát bao gồm dùng thuốc hỗ trợ thải axit uric và hạn chế ăn thức ăn có chứa nhiều purine. Bạn cũng nên hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu bia vì đây cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu hình thành axit uric.

Tăng axit uric máu xảy ra khi có quà nhiều acid uric trong máu. Hàm lượng axit uric trong cơ thể cao là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt căn bệnh nguy hiểm như gút, bệnh tim mạch, suy thận hay tiểu đường. Chỉ số axit uric trung bình ở nữ giới từ 2.4 – 6.0 mg/dl và ở nam giới từ 3.4- 7.0 mg/dl.  Axit uric được thải loại 80% qua đường niệu, 20% qua đường tiêu hóa và da. Bên cạnh đó, rượu bia có tác dụng kích hoạt men xanthine oxidase gây tăng sản xuất acid uric. Trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, khi nguồn tạo ra axit uric nhiều nhưng thải ra ít thì sẽ làm cho axit uric bị giữ lại trong máu, sẽ lắng đọng trong các mô. Nơi axit uric thường lắng đọng nhất là các khớp và gây ra bệnh đặc trưng là gút. Ngoài ra, axit uric còn lắng ở tim gây ra bệnh tim mạch, lắng ở thận gây ra suy thận, lắng ở đường niệu gây ra sỏi thận. Tuy nhiên, có những trường hợp axit uric trong máu rất cao do nó được tạo ra nhiều mà thải ra ít thì người ta gọi là tăng axit uric máu chứ không gọi là bệnh gút.

Trên thực tế, rất nhiều người cho rằng cứ tăng axit uric máu là bệnh gút và dùng thuốc điều trị gút. Đây là quan niệm sai lầm vì chỉ coi là có bệnh gút khi tăng axit uric máu đi kèm với sự lắng đọng axit uric và gây tổn thương ở khớp hay những tổ chức khác. Ðiều trị những cơn viêm khớp do gút khác với điều trị tăng axit uric trong máu.

Nguyên nhân gây tăng acid uric máu

Nguyên nhân gây ra nồng độ axit uric cao (tăng nồng độ axit uric máu) có thể là nguyên phát (tăng nồng độ axit uric do ly giải purine*) và thứ phát (nồng độ axit uric cao do một bệnh hoặc tình trạng khác). Đôi khi, cơ thể sản sinh ra nhiều axit uric hơn mức có thể bài tiết.

Tăng axit uric máu nguyên phát: tăng sản xuất axit uric từ purine do thận không thể lọc được axit uric trong máu, dẫn đến nồng độ axit uric trong máu cao.

Tăng axit uric thứ phát:

  • Một số bệnh ung thư hoặc hóa chất trị liệu có thể làm gia tăng tỷ lệ tế bào chết, thường là do hóa trị liệu. Tuy nhiên, mức axit uric cao có thể xảy ra trước khi hóa trị;
  • Sau khi hóa trị, thường có một lượng tế bào tiêu hủy nhanh và hội chứng ly giải khối u có thể xảy ra. Bạn có thể mắc nguy cơ bị hội chứng ly giải khối u nếu bạn được hóa trị liệu cho một số loại bệnh như bạch cầu, lymphoma hoặc đa u tủy;
  • Bệnh thận có thể khiến bạn không thể lọc được axit uric trong cơ thể, từ đó gây tăng axit uric máu;
  • Sử sụng thuốc có thể làm tăng mức axit uric trong máu;
  • Các tình trạng nội tiết hoặc chuyển hóa, ví dụ như một số dạng bệnh tiểu đường hoặc nhiễm toan có thể gây tăng axit uric máu;
  • Tăng nồng độ axit uric có thể gây ra vấn đề về thận.

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng tăng axit uric máu?

Một số dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng tăng axit uric máu gồm:

  • Nếu mức axit uric trong máu tăng lên đáng kể và bạn đang trải qua hóa trị liệu cho bệnh bạch cầu hoặc lymphoma, bạn có thể có các triệu chứng của bệnh thận hoặc viêm khớp gút do nồng độ axit uric trong máu cao.
  • Bạn có thể bị sốt, ớn lạnh, mệt mỏi nếu bạn mắc bệnh ung thư. Hội chứng ly giải khối u sẽ khiến nồng độ axit uric trong cơ thể bạn tăng lên.
  • Bạn có thể bị viêm khớp (gút), nếu tinh thể axit uric tích tụ trong khớp. Bạn cần lưu ý rằng bệnh gút có thể xảy ra ngay cả khi mức axit uric bình thường.
  • Bạn mắc các vấn đề về thận (do sỏi thận gây ra) hoặc gặp vấn đề về tiểu tiện.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng tăng axit uric máu?

Bất cứ ai cũng có thể mắc tình trạng tăng axit uric máu, nhưng bệnh này phổ biến ở nam giới hơn nữ giới và nguy cơ tăng theo tuổi tác. Người gốc Thái Bình Dương hoặc người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Một số yếu tố nguy cơ có thể gây ta tình trạng tăng axit uric máu nhiều như sử dụng rượu bia nhiều, mắc các bệnh về thận, huyết áp cao, suy giáp, béo phì, hoặc phơi nhiễm chì, thuốc trừ sâu.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng tăng axit uric máu?

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu để đo nồng độ creatinine, xác định chức năng thận, cũng như mức axit uric trong cơ thể.

Bác sĩ sẽ lấy máu từ tĩnh mạch tay, thường ở bên trong khuỷu tay hoặc ở mặt sau của bàn tay. Axit uric thường có trong nước tiểu khi bạn tiểu tiện. Bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu nước tiểu 24 giờ nếu thấy nồng độ axit uric tăng cao trong máu của bạn.

Xét nghiệm nước tiểu sau đó sẽ được lặp lại sau khi bạn thực hiện chế độ ăn hạn chế purine để giúp xác định xem nếu:

  • Bạn đang ăn quá nhiều thực phẩm có chất purine;
  • Cơ thể bạn đang sản xuất quá nhiều axit uric;
  • Cơ thể bạn không thải ra hết axit uric.

Nếu bạn đang có các triệu chứng của bệnh gút, bác sĩ sẽ xét nghiệm bất kỳ dịch nào tích tụ trong khớp của bạn. Điều này được thực hiện bằng cách rút dịch từ khớp. Mẫu dịch sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để kiểm tra có tinh thể axit uric hay không. Sự có mặt của tinh thể axit uric là dấu hiệu của bệnh gút.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng tăng axit uric máu?

Việc điều trị tăng axit uric máu còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu tăng axit uric máu không biểu hiện triệu chứng thì không nên điều trị. Trong trường hợp này, bạn cần kiểm tra kỹ các cơ quan có thể ảnh hưởng bởi nồng độ axit uric cao.

Nếu tình trạng tăng axit uric máu là do những nguyên nhân cơ bản khác gây nên thì bạn cần điều trị tình trạng này. Và có chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng tăng axit uric máu?

Bạn nên dùng thuốc điều trị chứng tăng axit uric theo hướng dẫn. Bạn tránh dùng caffeine và rượu vì có thể gây ra các vấn đề với axit uric và tăng axit uric máu; tránh dùng thuốc thuốc lợi tiểu thiazid (hydrochlortiazide) và thuốc lợi tiểu quai. Ngoài ra, các loại thuốc như niacin và aspirin liều thấp (ít hơn 3g mỗi ngày) có thể khiến mức axit uric trong cơ thể bạn thêm trầm trọng. Không dùng các loại thuốc này hoặc aspirin trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Tăng axit uric máu nguyên phát là một bệnh về rối loạn chuyển hóa. Tăng axit uric không chỉ gây bệnh gút (viêm khớp do gút) mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, chuyển hóa khác. Điều trị tăng axit uric nguyên phát bao gồm dùng thuốc hỗ trợ thải axit uric và hạn chế ăn thức ăn có chứa nhiều purine. Bạn cũng nên hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu bia vì đây cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu hình thành axit uric.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

* Purin là các hợp chất chứa nitơ, được tạo ra bên trong các tế bào của cơ thể bạn (nội sinh) hoặc đến từ bên ngoài cơ thể bạn, từ các thực phẩm có chứa purine (ngoại sinh).

Nguồn: Ban biên tập NAVITA

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart