1 – Cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết
Các bữa ăn cho người cao tuổi cần cung cấp đầy đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng cơ bản là đạm, đường bột, béo, vitamin và khoáng chất với lượng hợp lý. Người cao tuổi cần nhiều chất xơ và protein.
Lượng protein cho người cao tuổi cao hơn để duy trì khối cơ, xương và sửa chữa các tổn thương tế bào do quá trình lão hóa. Người cao tuổi cần 1,0-1,2 gram protein/kg cân nặng. Chú ý các loại đạm dễ tiêu hóa và hấp thu như đạm WHEY.
Chất béo trong chế độ ăn nên duy trì ở mức 20-25% năng lượng. Không cần thiết kiêng khem chất béo quá mức vì chất béo giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong dầu. Ưu tiên chọn chất béo chưa bão hòa một nối đôi và nhiều nối đôi (MUFA, PUFA), hạn chế chất béo bão hòa (SFA), cholesterol…
2 – Hạn chế sử dụng kháng sinh
Loạn khuẩn ruột, mất cân bằng hệ sinh thái trong đường ruột làm suy yếu hệ miễn dịch. Lạm dụng kháng sinh có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. Tình trạng kháng kháng sinh còn làm cho điều trị bệnh khó khăn hơn. Khi thấy trẻ đau bụng, mệt mỏi, nôn ói… mẹ cần theo dõi tình trạng sức.
3 – Ăn sữa chua
Trong sữa chua có các probiotics. Trong probiotics có chứa các iodine, giúp tuyến yên điều chỉnh hệ miễn dịch. Một nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã chứng minh sữa chua giúp làm giảm cholesterol xấu và nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu (UTI) đến 47%.
4 – Kiêng ăn tạm thời
Khi lớn tuổi, nhu cầu năng lượng giảm hơn khi còn trẻ do các hoạt động thể lực giảm đi và giảm chuyển hóa cơ bản. Kiêng ăn vài ngày trong một năm đã được chứng minh là giúp bảo vệ hệ miễn dịch cho người trung niên và người cao tuổi, thậm chí là các bệnh nhân đang được hóa trị. Các nhà nghiên cứu Đại học Nam California cho biết khi nhịn ăn, tế bào bạch cầu khỏe mạnh sẽ giảm về số lượng nhưng khi ăn trở lại thì số lượng lại còn nhiều hơn trước đó.
5 – Nghe nhạc
Nghe có vẻ không hợp lý những âm nhạc ngoài tác dụng giúp tăng cường miễn dịch còn giúp giảm đau và giảm stress hiệu quả hơn thuốc men cho các bệnh nhân trước khi phẫu thuật. Người nghe nhạc có số lượng tế bào bảo vệ cao hơn, có tác dụng chống lại các vi khuẩn, các tế bào bị nhiễm bệnh và thậm chí là tế bào ung thư.
6 – Đi bộ ở nơi có nhiều cây xanh
Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy sau khi nhìn quang cảnh rừng cây trong 20 phút thì mức độ hormone stress cortisol giảm đến 13,4% so với người nhìn quang cảnh đô thị. “Tắm mình trong rừng cây” hay “liệu pháp rừng cây” giúp thúc đẩy miễn dịch vì loại giảm được cortisol, nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng.
7 – Tắm hơi
Các nhà nghiên cứu Úc khẳng định rằng tắm hơi 2 lần mỗi tuần giúp giảm một nửa số lần bị cảm lạnh trong một quan sát kéo dài 6 tháng. Tuy nhiên, khi bắt đầu bị cảm rồi thì ngồi trong phòng xông hơi cũng không giúp cải thiện triệu chứng hay giúp mau hồi phục gì cả.
8 – Uống trà xanh
Các chất chống oxy hóa giúp làm sạch cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch nhờ đánh bại các gốc tự do vốn làm cơ thể yếu đi. Trà xanh cũng tốt cho huyết áp và tim mạch nếu dùng với lượng vừa phải.
9 – Hòa mình vào các hoạt động xã hội
Ở gần nhiều người (nhiều người xung quanh) giúp khả năng làm lành diễn ra nhanh và mạnh hơn, theo kết quả nghiên cứu do Hiệp hội Thần kinh học Hoa Kỳ xuất bản. Các chuyên gia đã tìm ra sự liên hệ giữa các bệnh mãn tính và sự đơn độc (một mình) và gợi ý rằng có đến 50% khả năng vượt qua các vấn đề sức khỏe ở người có quan hệ tốt đẹp và sâu sắc với người khác trong cuộc sống, so với số khác không có đặc điểm này.
10. Bổ sung kháng thể
Với hàng loạt công dụng phòng ngừa và chữa bệnh, Cordycepin có trong Đông trùng hạ thảo được coi là một trong những dược liệu quý hiếm nhất hiện nay Cordycepin còn có khả năng chống viêm, giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể kháng lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, các chất phóng xạ, chất độc và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường,…Với người cao tuổi Cordycepin, có vai trò quan trọng trong tiêu hóa giúp giảm cholesterol trong máu, tăng cường hấp thu khoáng chất, giúp bổi bổ cơ thể suy nhược và tăng cường sức đề kháng.
BAN BIÊN TẬP NAVITA