NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA NGƯỜI VIỆT TẠI CHÂU ÂU (PHẦN 4)

BỆNH XƯƠNG KHỚP, PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VÀ CHỮA TRỊ

Đau nhức xương khớp là tình trạng tổn thương các khớp xương kèm theo các triệu chứng sưng khớp, cứng khớp, đau và nhức mỏi khớp, biến dạng khớp…từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp xương. Tại châu Âu, có từ 5-15% người độ tuổi từ 35-74 mắc bệnh viêm khớp  . Ở Đức thì cứ 4 người thì có 1 người bị bệnh đau xương khớp,  ở Mỹ thì cứ 5 người thì có 1 người bị bệnh về xương khớp . Đau nhức xương khớp ngày càng xuất hiện thường xuyên và phổ biến ở người trưởng thành và đặc biệt là ở người cao tuổi, hiện nay độ tuổi trung bình của 28 nước châu Âu vào năm 2016  là 42.6 tuổi và đô tuổi > 35 tuổi (người cao tuổi ) chiếm 29% so với tỉ lệ người trẻ <35 tuổi, và tỉ lệ này sẽ tăng lên gần gấp đôi vào khoảng 51.4% vào năm 2056

Nguyên nhân bệnh xương khớp

 

Có 6 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh xương khớp

  1. Nguyên nhân về tuổi tác

Tuổi càng cao thì sự mài mòn của các khớp theo thời gian càng lớn, hiện tượng lão hóa diễn ra dẫn đến các chức năng của cơ thể giảm,lượng máu để nuôi các vùng khớp giảm sút đáng kể thiếu dưỡng chất. Đặc biệt, ở người cao tuổi, việc suy giảm chức năng tác động đến hệ thống xương khớp gây thoái hóa khớp. Hơn 80% người trên 65 tuổi bị đau nhức xương khớp và hầu hết người trên 75 tuổi có hình ảnh X-Quang bị thoái hóa ít nhất 1 khớp nào đó. 

  1. Nguyên nhân về bệnh lý

Viêm xương khớp:  là một dạng tổn thương ở sụn. Khớp sụn đảm nhiệm chức năng làm cho các khớp xương trợt qua nhau được trơn tru, giảm sóc khi vận động. Khi bị viêm khớp thì lớp trên của sụn bị bào mòn, làm tăng sự cọ sát giữa các khớp xương và gây sưng khớp, đau nhức, hạn chế vận động

Thoái hóa khớp:  là chứng bệnh phổ biến nhất khi xương khớp bước sang giai đoạn lão hóa của tuổi già. Đây là một dạng tổn thương ở các khớp sụn và xương dưới sụn, gây đau nhức khó chịu.

Rối loạn chuyển hóa: trong đó tăng axit uric là nguyên nhân chính gây bệnh gout, hay do rối loạn tuần hoàn, thiếu máu ở vùng cột sống hoặc do sự kéo giãn dây thần kinh quá mức gây ra rối loạn chức năng của dây thần kinh vùng vai gáy nên gây ra chứng co cứng và đau rút cục bộ.

  1. Do béo phì thừa cân

Hệ thống xương khớp được kết nối bởi các đốt xương và sụn, được bao bọc bởi các cơ và dây chằng nên có khả năng chịu được sức tải của cơ thể nhưng vừa đủ với người có trọng lượng bình thường, cân đối.

Khi trọng lượng vượt quá mức cho phép, trọng tâm của cơ thể bị thay đổi không chỉ ảnh hưởng đến cột sống mà còn làm cho hệ thống xương, cột sống phải chịu sức ép lớn của trọng tải cơn thể. Đồng thời, làm tăng áp lực lên các khớp xương, sụn, theo thời gian sẽ dễ bị tổn thương, gây đau nhức và nhiều bệnh lý về xương khớp.

  1. Do thời tiết

Sự thay đổi của thời tiết, nóng ẩm, lạnh bất thường… có thể làm cho môi trường và cấu trúc bên trong các khớp xương bị thay đổi và ảnh hưởng nghiêm trọng. Ví dụ như ảnh hưởng đến khả năng cung cấp máu (thay đổi vận mạch), thay đổi độ nhớt dịch khớp, sự kết tủa của các muối, … Tất cả những thay đổi nội môi này đều gây đau nhức xương khớp

.

  1. Đau xương khớp do vận động

Xương khớp bị tổn thương có thể do công việc nặng nhọc khiến áp lực lớn lên xương khớp, việc hoạt động thể thao quá mức cũng có tác dụng không tốt lên hệ xương khớp của cơ thể.

Các công việc có đặc thù phải ngồi lâu, hay đứng lâu cũng có thể dẫn tới sự co cứng các khớp xương. Hoạt động sai tư thế như ngồi cong lưng, cúi bê đồ nặng không đúng tư thế cũng dẫn tới bệnh xương khớp.

Do dị dạng bẩm sinh cơ xương khớp như dây chẳng lỏng lẻo, khớp bất đối xứng, lệch trục khớp.

Đau xương khớp do tổn thương xương: Những đối tượng thường gặp phải bệnh này là những người có công việc phải thường xuyên mang vác nặng, người thừa cân béo phì, nguyên nhân là do khớp bị tổn thương do va đập, do phải gánh chịu lực nén quá mức trong thời gian dài hoặc do khởi động làm nóng không kỹ trước khi tập luyện cũng dẫn đến chấn thương.

  1. Nguyên nhân do nhiễm virut, vi khuẩn

Đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp, thường do một số loại vi khuẩn gây viêm khớp như salmonella, shegella, nhất là với bệnh thấp khớp thường xuất hiện ngay sau khi người bệnh viêm họng do nhiễm khuẩn.

Ngoài ra thì xương khớp còn ảnh hưởng bởi giới tính, so với nam giới, phụ nữ thường dễ gặp bệnh xương khớp ( viêm khớp dạng thấp ) hơn do đây là nhóm đối tượng thường phải làm công việc nội trợ. Phụ nữ hay mắc bệnh xương khớp do thiếu hụt canxi ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Và một số bệnh về xương khớp có tính chất gia đình: Các bệnh về khớp như viêm khớp dạng thấp ( liên quan tới tổ chức chức HLA DR4 (gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%).

Triệu chứng của bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp thường sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, người bệnh có cảm giác đau nhức xương khớp hàng giờ, dấu hiệu đau nhức chỉ thuyên giảm khi phải xoa bóp khoảng 15 – 20 phút. Tuy nhiên, cũng có thể xuất hiện cơn đau bất ngờ.  Vùng bị viêm sẽ bị đau âm ỉ hoặc dữ dội cũng có khi là cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói như điện giật. Cơn đau lúc đầu ngắn, sau kéo dài dài hơn tới vài giờ.

Sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh có thể xuất hiện đau tuy nhiên cơn đau cũng có thể xuất hiện tự phát. Sưng,đỏ đau vùng xương khớp bị mòn, bị khô. Cử động sẽ đau nhói, vướng víu. Cảm giác tê bì chân tay  và cảm giác linh hoạt, khéo léo không còn.

Thoái hóa đốt sống khiến khí huyết kém lưu thông, rối loạn tuần hoàn não, thiếu máu não.

Triệu chứng khác của bệnh xương khớp là cơ thể mệt mỏi, khó chịu có thể sốt nhẹ, trong đợt cấp tính có thể sốt cao. Trạng thái kém ăn kéo dài gây gầy sút, rối loạn tiêu hóa.

Đau có thể xuất hiện đột ngột (cấp tính) hoặc âm ỉ, kéo dài (mãn tính). Đặc biệt cơn đau thường tăng khi vận động mạnh; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi.

Một số biện pháp phòng ngừa đau nhức xương khớp

– Giữ ấm cho cơ thể tránh bị cảm lạnh, nhiễm độc khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, uống và tắm bằng nước ấm để cơ thể không bị lạnh.

– Làm nóng vùng khớp bị đau giúp lưu thông máu đến khớp, đánh tan tà khí độc bằng cách xoa bóp dầu, rượu thuốc, cạo gió

– Duy trì trọng lượng cân đối: Ổn định trọng lượng để giảm sức đè nén lên cột sống và các khớp xương, phòng ngừa các khớp bị thoái hóa, viêm khớp sụn

–  Uống nhiều nước: Càng về già thì xương khớp bị mất nước nhiều hơn, trong sụn khớp có tới 70% thành phần là nước nên bạn cần duy trì lượng nước đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày. Tránh xương khớp bị mất nước và phòng ngừa bị thoái hóa xương khớp.

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất cho xương khớp, ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin C giúp giảm tình trạng viêm nhiễm xương khớp và tăng khả năng hấp thụ canxi cho xương.

– Nên ăn những loại thực phẩm như rau xanh, súp lơ xanh, rau cải ngọt, rau rền. Trái cây họ cam quýt, bưởi… Các loại ngũ cốc, lúa mì, đậu nành giúp tăng cường sức đề kháng, hấp thụ canxi trong cơ thể giúp phòng ngừa đau nhức xương khớp tái phát

–Tránh ăn các loại gia vị hương liệu có tính cay nóng, nội tạng động vật, thị đỏ, thực phẩm chế biến sẵn. Hạn chế đồ chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, chuối chín, rau ngót, các loại cà

–Chế độ luyện tập tốt, tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe và chức năng xương khớp, giúp giảm đau nhức xương khớp.

Phương pháp chữa trị bệnh xương khớp bằng tế bào gốc

Đây là phương pháp áp dụng TBG trung mô từ mô mỡ tự thân (lấy mô mỡ của chính người bệnh để tách chiết lấy TBG) tiêm vào khớp gối nhằm điều trị thoái hóa khớp. Có 30 người bệnh thoái hóa khớp gối được điều trị, theo dõi đánh giá hiệu quả qua từng giai đoạn 6, 12 tháng, đang tiếp tục đến 18 tháng. Kết quả sau 12 tháng cho thấy người bệnh không bị đau khớp trở lại như phương pháp điều trị nội soi truyền thống, chức năng khớp được cải thiện, các lớp sụn dày hơn và tình trạng phù xương dưới sụn giảm. Tất cả các tổn thương xương dưới sụn đều phục hồi.

Nguồn: Ban biên tập NAVITA

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart